cốt trà sửa dụng trong pha chế trà sữa

Trà sữa là một trong những thức uống ưa thích của giới trẻ hiện nay, tuy nhiên để pha chế ra nhiều loại trà sữa với những mùi vị khác nhau lại phụ thuộc rất nhiều vào cốt trà pha chế. Mỗi loại cốt trà khác nhau cho ra những loại trà màu sắc và mùi vị khác nhau. Để phân biệt các loại cốt trà mời các bạn hãy cùng Bếp Nhà Thóc tìm hiểu thông tin phía dưới đây:

Sơ lược các công đoạn chế biến trà

1 – Quá trình làm héo ban đầu > (giảm độ ẩm, làm tăng caffein và hương vị)

2 – Quá trình “loại bỏ màu xanh” bằng nhiệt độ

3 – Quá trình oxi hóa các thành phần trong trà (Theaflavin và Thearubigin). Là quá trình quyết định mùi & vị của trà

4 – Quá trình chế biến: định hình hình dạng trà

5 – Quá trình làm khô: làm khô và tăng hương vị của trà, tăng tuổi thọ của trà.

Sự khác biệt của các loại cốt trà thể hiện ở điểm gì?

Có 4 điểm chủ yếu sau: Hình dạng lá trà – Màu sắc – Vị trà – Hương trà. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về 8 loại trà phổ biến nhất trong pha chế trà sữa:

1. Hồng Trà

Hồng trà còn được gọi là trà đen. Gọi trà đen bởi lá trà có màu đen, còn tên “hồng trà” lại xuất phát từ việc nước trà được pha ra có màu nâu hồng. Cách gọi trà đen thường được dùng nhiều hơn tại các nước phương Tây (black tea). Trong khi đó, ở Trung quốc và nhiều nước châu Á thường dùng tên “hồng trà”. Khá là mâu thuẫn khi “hồng” nghĩa là đỏ.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa
Cốt Hồng Trà được dùng trong pha chế trà sữa

Cốt hồng trà được tạo ra bằng cách chế biến lá trà non, cho oxy hóa hoàn toàn ở nhiệt độ cao. Lá trà sau khi được oxy hóa có màu nâu tối hoặc nâu đậm gần với màu đen.

Nước trà được pha có vị đậm đà và mạnh. Loại cốt trà này có hương vị phù hợp với khá nhiều người nên được đem sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

2. Hồng Trà bá tước

Trên nền hồng trà, một vị bá tước người Anh đã bổ sung tinh chất quả Bergamot, tạo nên một mùi hương trầm lắng, sang trọng rất đặc trưng. Việc kết hợp giữa trà đen và tinh chất quả Bergamot còn tạo hiệu ứng cân bằng tinh thần và sức khỏe cho người uống.

Hồng trà khi được ướp thêm tinh chát Bergamot còn được gọi là hồng trà bá tước. Màu của cốt trà là nâu nhạt hơn so với hồng trà đôi chút. Khi hòa quyện với sữa sẽ tạo nên một mùi thơm đặc trưng của cốc trà sữa hoàng gia như tên gọi của nhiều quán.

3. Trà Ô long

Trà Oolong được tạo ra bởi những lá lớn và già hơn so với Hồng trà. Tùy vào cách chế biến mà trà Oolong có hình dạng khác nhau: hình tròn nửa quả bóng, hình dải hoặc hình lá.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa
Cốt trà Ô long được dùng trong pha chế trà sữa

Đây là loại trà bán oxy hóa (không oxy hóa hoàn toàn) với mức oxy hóa dao động từ 10% (gần với trà xanh) tới 85% (gần với Hồng trà). Chính bởi mức độ oxy hóa khác nhau, mà hương vị của các loại trà Oolong khá đa dạng. Loại cốt trà này không đậm như Hồng trà, lại không nhạt dịu như trà xanh. Với mức oxy hóa càng thấp, nước trà sẽ có màu càng nhạt, mức oxy hóa càng cao thì nước càng vàng đậm dần.

4. Trà Sencha

Trà Sencha là loại trà xanh đặc trưng, phổ biến nhất tại Nhật Bản, chiếm tới hơn 80% lượng tiêu thụ trà ở Nhật Bản. Sencha được trồng theo nghiêm ngặt cả ở quy trình trồng và thu hoạch, vì vậy các lá trà luôn được đảm bảo chất lượng tuyệt vời nhất. Trước khi được thu hoạch, lá trà được hưởng nhiểu ánh nắng chiếu vào, các chất được tích tụ nhiều trên mặt lá, lá trà Sencha có chứa nhiều caffeine, tannin giúp phòng chống, ngăn ngừa lão hóa.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa

Một điều đặc biệt khác đó là Sencha được chế biến bằng cách hấp thay vì bỏ vào chảo xao lên trong giai đoạn đầu của quy trình chế biến để ngăn chặn quá trình oxy hóa của búp trà.

Sencha là các sợi trà dài, mảnh. Nước trà Sencha có màu xanh lá cây trong rất đẹp. Sau khi nhấp một ngụm trà, khi bạn chép miệng thì sẽ cảm nhận được một vị thanh thanh, chát nhẹ trong miệng vẫn còn lưu lại, tạo nên một dư vị trà rất riêng rất độc đáo. Chắc hẳn vì điều này đã làm siêu lòng người thưởng trà và do đó, Sencha được nhiều quán chọn làm nền của cốc xanh sữa.

5. Trà xanh

Trà xanh là loại trà không bị oxy hóa trong quá trình sản xuất. Nó chỉ trải qua sự héo rũ tối thiểu, chỉ một chút oxy hóa tự nhiên.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa
Cốt trà xanh được sử dụng trong pha chế trà sữa

Chế biến trà xanh theo 2 cách, đó là: đem rang, sao lá trà – theo cách của người Trung Quốc hoặc hấp lá trà – theo cách của người Nhật.

Các loại trà xanh có khuynh hướng ít caffeine hơn (10-30% cà phê), hương vị nhẹ nhàng, tinh tế so với những loại trà sẫm màu hơn (như Hồng trà). Nước trà xanh có màu vàng rất nhẹ, trong trẻo.

6. Trà nhài

Trà nhài là cốt trà thuộc nhóm trà xanh, nhưng được ướp hương hoa nhài. Trong quá trình chế biến, lá trà thường cho oxy hóa nhiều hơn để bớt vị chát của trà, tăng hương nhài lên.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa
Cốt Trà nhài được dùng trong pha chế trà sữa

Tùy vào số lần ướp hương, cũng như thời gian ướp hương, người ta tạo ra những loại trà nhài có mùi thơm và hương vị khác nhau.

Vị trà nhài vừa nhẹ nhàng, tinh tế lại kết hợp thêm hương nhài dịu dàng, khiến cho hương vị của cốt trà nhài được rất nhiều người yêu thích và ưa dùng.

7. Trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết quan âm thuộc nhóm trà Oolong. Lá trà được thu hoạch vào vụ xuân và thu, được oxy hóa tới khoảng 40%. Người ta thường cuộn lá trà thành những hình tròn nhỏ, tuy nhiên cũng như trà Oolong khác, đây ko phải là đặc điểm nhận dạng chính xác nhất của trà.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa
Cốt trà thiết quan âm được dùng trong pha chế trà sữa

Trà khi chưa ủ có màu xanh tối, thường được cuộn chặt thành viên trà nhỏ. Nước trà có thể có màu vàng sáng hoặc xanh ngọc bích. Hương vị Thiết quan âm đậm đà. Hậu vị trà thường có thoang thoảng hương hoa quả ngọt hay hạt dẻ, vị ngọt dịu kéo dài và mượt.

Trà Thiết Quan Âm rất dễ nhầm lẫn với trà Oolong, tuy nhiên trà Thiết Quan Âm có độ oxy hóa thấp hơn, khoảng 10 – 15%, trà cho vị trà xanh nhiều hơn, chát nhẹ. Trà có vị thơm thoang thoảng của hoa lan, dễ làm dịu tâm trạng. Sau khi ủ trà cho màu vàng ánh kim trong, bên cạnh vị trà xanh hơi chát có vị ngọt thanh nhã, khi kết hợp với sữa bạn có thể cảm nhận vị thanh mát, nhẹ nhàng.

Thiết quan âm là một loại cốt trà được coi là khá cao cấp, có hương vị đặc trưng và cũng khá phổ biến hiện nay.

8. Trà gạo rang (Gạo nâu)

Trà gạo rang – đúng như tên gọi của nó – là trà xanh được trộn lẫn với gạo rang. Đôi khi thay vì gạo nâu truyền thống, người ta có thể dùng gạo lứt trắng rang lên và trộn cùng với trà. Đường và tinh bột từ gạo làm cho trà có hương thơm ấm áp, tương tự như các loại hạt. Trà gạo nâu khá dễ uống và giúp dạ dày bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hương thơm của gạo cũng rất phù hợp để đi cùng vị ngậy của bột sữa.

Các loại cốt trà được dùng trong pha chế Trà sữa
Cốt trà gạo rang (trà gạo nâu) được dùng trong pha chế trà sữa

Qua đó, bạn có thể thấy các loại trà khác nhau cho vị trà sữa khác nhau, tùy theo sở thích của mình bạn có thể chọn ra một hương vị trà phù hợp. Hoặc bạn có thể thưởng thức tất cả các vị trên và cho mình trải nghiệm riêng từng loại trà nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.